Thi công mái đá đen và hệ cầu phong lito mái ngói

Thi công mái đá đen khá phức tạp không hề đơn giản như các lợp mái tôn hay lợp mái ngói thông thường. Chính vì vậy đòi hỏi tay nghề vững cũng như sự tỉ mỉ của người thợ. Để có được phần mái nhà ưng ý nhất cũng như độ bền tốt nhất VDC Việt Nam giới thiệu đến tất cả mọi người hai phương pháp được ứng dụng nhiều nhất trong xây dựng.

Thi công mái đá đen theo phương pháp dán trực tiếp lên mái bê tông

Bước 1: Khảo sát công trình thi công mái đá đen

– Khảo sát thực tế, Đo đạc và tính toán khối lượng vật tư chi tiết cần dùng cho công trình.

– Yêu cầu: Để đảm bảo thi công mái nhà Slate Lai Châu an toàn, bền đẹp và mang giá trị thẩm mỹ cao thì Mái bê tông phải trát phẳng đều với độ dày 30mm, cho phép sai số ± 10mm.

Bước 2: Chuẩn bị vật tư, vật liệu thi công mái đá đen

– Đá đen Lai Châu của VDC Việt đảm bảo đạt tiêu chuẩn Việt Nam, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại vùng núi đá Tây Bắc, Việt Nam (Lai Châu, Sơn La), không giống như đá Trung Quốc được nhuộm màu, đảm bảo chất lượng.

– Chất chống thấm: Bitum biến tính (Ví dụ: Sikaproof membrane) dùng để quét toàn bộ mái bê tông mục đích là để không cho clanke xi măng thoát ra ngoài khi có nước mưa chảy qua.

– Keo dán đá gốc Epoxy hoặc gốc nhựa

– Đinh bê tông 2cm và 3cm.

– Mũi khoan Inox Ø 4cm.

– V inox sối âm (nếu mái có sối âm).

– Ngói bò úp nóc bằng sứ tráng men đen giống màu của đá.

– Máy cắt bằng tay, búa và các dụng cụ cần thiết khác để lợp mái.

Bước 3: Xử lý mái bê tông và đục lỗ đá lợp mái

– Quét lớp chống thấm lên toàn bộ mái bê tông, quét 2 lớp (1 lần quét ngang và 1 lần quét dọc). Mục đích để ngăn clanke xi măng thoát ra ngoài khi có nước mưa chảy qua. Vì vậy mái đá sẽ không bị nước mưa cuốn clanke tạo thành vệt mốc trắng, hoen ố trên mái đá slate Lai Châu.

Ngoài ra tính năng đàn hồi lớp chống thấm góp phần tạo cho việc liên kết giữa đá và mái bê tông bền vững hơn khi nhiệt độ môi trường thay đổi.

– Mỗi viên đá đen Lai Châu đục 02 lỗ, vị trí lỗ cách cạnh trên cùng và cạnh bên là 5cm. Đặt các viên đá lợp mái lên tấm gỗ phẳng, sau đó dùng đinh bê tông đóng vào đá.

– Vận chuyển đá lợp đã được đục lỗ, keo dán đá… và các dụng cụ lên mái.

Bước 4:  Phương pháp thi công dán mái

– V inox sối âm vào mái bê tông bằng keo dán và đinh bê tông (nếu mái có sối âm)

– Dùng keo dán gốc Epoxy hoặc gốc nhựa gắn đá đen Lai Châu vào mái bê tông.

– Dùng đinh bê tông 2cm đóng vào lỗ có sẵn trên đá Slate Lai Châu.

– Hàng thứ nhất và hàng cuối cùng lợp hai lớp ngói đá đen. Đến Hàng thứ 2 chờm lên hàng thứ nhất, độ che phủ khoảng 60%.

– Lợp ngói bò úp nóc: Liên kết ngói úp nóc vào mái bê tông bằng keo dán và đinh 3cm. Mỗi viên ngói 2 đinh.

Bước 5: Nghiệm thu và bàn giao công trình

– Kiểm tra lại toàn bộ mái đá đen Lai Châu công trình.

– Khoảng 2-3 ngày sau khi hoàn thiện thi công mái ngói đá, dùng nước bơm (áp lực nước như vòi sịt rửa xe máy/ô tô) xịt rửa toàn bộ mái đá.

– Nghiệm thu và bàn giao công trình cho chủ đầu tư.

Phương pháp thi công mái đá đen bằng Hệ cầu phong Lito

Bước 1: Khảo sát công trình thi công mái đá đen

– Khảo sát thực tế, Đo đạc và tính toán khối lượng vật tư chi tiết cần dùng cho công trình.

– Yêu cầu: Để đảm bảo thi công mái đá đen Lai Châu an toàn, bền đẹp và mang giá trị thẩm mỹ cao thì Mái bê tông phải trát phẳng đều với độ dày 30mm, cho phép sai số ± 10mm.

Bước 2:  Chuẩn bị vật tư, vật liệu thi công mái đá đen

– Đá đen Lai Châu của Apollo Việt đảm bảo đạt tiêu chuẩn Việt Nam, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại vùng núi đá Tây Bắc, Việt Nam.

– Cầu phong Lito bằng gỗ có kích thước 4x4cm và 2x4cm, gỗ đã được xử lý chống mối mọt. Ngoài ra, Cầu phong Lito có thể dùng loại sắt hộp, hợp kim nhôm, Inox… Cụ thể chúng tôi sẽ khảo sát và tư vấn trực tiếp phương án phù hợp cho Chủ đầu tư.

– Thanh đón mái bằng gỗ kích thước 1x2cm

– Lớp cao su xốp chống nóng dày 3-5mm.

– Nở Inox/nở sắt 1cm x 12cm.

– Vít Inox/vít sắt 2 cm và 5cm.

– V inox sối âm (nếu mái có sối âm).

– V inox úp sống mái.

– Keo silicon ngoài trời.

– Ngói bò úp nóc bằng sứ tráng men đen giống màu của đá.

Bước 3: Lắp đặt thanh Cầu phong Lito và lớp cao su xốp

– Xác định vị trí lắp đặt thanh cầu phong, khoảng cách giữa 2 cầu phong là 70 cm.

– Khoan lỗ Ø 1,3cm trên thanh cầu phong, khoảng cách giữa các lỗ là 80 cm.

– Bắt vít nở (1x12cm) để Liên kết giữa cầu phong và mái bê tông, khoảng cách giữa các nở xác định theo các lỗ trên cầu phong.

Bước 4: Thi công lợp mái

– Gắn sối âm inox vào thanh lito bằng vít 2cm (nếu mái có sối âm).

– Gắn thanh V inox sống mái, liên kết với thanh lito bằng vít 2cm.

– Lắp thanh đón mái vào thanh lito dưới cùng bằng vít 5cm.

– Liên kết giữa ngói đá và lito bằng vít 2cm. Mỗi viên ngói bắn 2 vít.

– Hàng thứ nhất và hàng cuối cùng lợp hai lớp ngói đá đen. Đến Hàng thứ 2 chờm lên hàng thứ nhất, độ che phủ khoảng 60%.

– Lợp ngói bò úp nóc: Liên kết ngói úp nóc bằng vít 5cm và silicon với thanh V inox úp nóc. Mỗi viên ngói úp nóc bắn 2 vít 5cm.

Trên đây là hai phương pháp đang được ngành xây dựng áp dụng, thực tế cho thấy trải qua nhiều năm, mái nhà slate vẫn bền đẹp nhờ chất lượng đá cũng như kĩ thuật thi công đá đen đạt chuẩn. VDC Việt Nam là đơn vị cung cấp ngói đá tự nhiên cũng như là đơn vị thi công đứng đầu Việt Nam. Liên hệ đến 0931.626.555 để được tư vấn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *